Menu
Làm cha mẹ

3 bài học từ 2 người mẹ ở Đức: con tranh đồ ở sân chơi.

Hãy hình dung bạn dẫn con ra sân chơi, và em bé khác muốn đến chơi cùng. Tuy nhiên, con bạn chưa sẵn sàng. Em bé còn lại thì không sẵn lòng đề nghị để cùng chơi. Bạn rơi vào lúng túng. Nghĩ rằng, nếu ép buộc chia sẻ thì hẳn con không vui và phản đối. Mặc kệ các bé có thể đánh nhau. Làm thế nào để xử lý tình huống trên một cách tích cực và ôn hòa? Tin tốt là chúng ta hoàn toàn có thể xử lý tình huống này ở sân chơi với 3 bài học. Và đây là câu chuyện có thật từ sân chơi ở Đức. 

Mẹ dẫn Lucas đến công viên gần nhà, không quên mang theo bộ đồ chơi quen thuộc. Như mọi ngày, mẹ để em lại sân chơi, ngồi từ xa quan sát. Bất ngờ, bé khác tiến đến, muốn chơi cùng. Lúc này em không sẵn sàng, vậy Lucas có thể làm gì?

Bài học 1: Dạy trẻ nói “KHÔNG, DỪNG LẠI” khi không đồng ý sự can thiệp từ người khác

Ở nhà, mỗi đêm Lucas đều được mẹ đọc truyện về việc bảo vệ chính mình. Đồng thời hướng dẫn cách thức bày tỏ sự không đồng ý. 

  • “KHÔNG, DỪNG LẠI”. Lucas giơ tay về phía trước ngăn lại.
  • Bé kia vẫn tiếp tục tiến đến.
  • Lucas lần nữa nói to:  “KHÔNG, DỪNG LẠI”. 
  • Và em bé kia dừng thật. 

Như vậy, trẻ có được khả năng tự bảo vệ khi được hướng dẫn và chuẩn bị từ trước. Trong tình huống này, mẹ Lucas chưa cần can thiệp, khi con đã biết cách bảo vệ bản thân mà không cần đánh nhau hay tổn thương người khác.  

Bài học 2: Tôn trọng và không dán nhãn trẻ

Lát sau, bé kia vẫn muốn chơi, tiến đến lần nữa. Lucas vẫn không muốn chơi cùng. 

  • “Con có muốn chia sẻ đồ chơi cùng bạn không, Lucas?” Mẹ nhẹ nhàng gợi ý. 
  • “KHÔNG! Đồ chơi của con” Mẹ không nói gì thêm. 
  • “Bạn không đồng ý cho con chơi, con ra đây nào!” Bố mẹ em bé lúc này lên tiếng. 

Trẻ cần được tôn trọng cảm xúc và quyết định của mình, đồng thời không bị dán nhãn. Lucas có thể không chia sẻ khi em chưa sẵn sàng, không phải vì em ích kỷ. Em bé không phải thiếu lịch sự, mà em cần được hướng dẫn hành vi đúng. 

Bài học 3: Làm gương về giao tiếp tích cực 

Bé kia vẫn chưa rời đi, con vẫn rất muốn chơi món đồ chơi của Lucas. Lúc này, mẹ nhẹ nhàng hỏi:

  • “Cháu muốn chơi cùng Lucas được không? Cháu có thể hỏi bạn để được chơi cùng!”
  • Bất ngờ, bé đánh vào tay mẹ Lucas
  • “KHÔNG! Con không được đánh” bố mẹ em hét to. 
  • Bé giơ tay định đánh thêm lần nữa. 
  • “HI FIVE nào”. Mẹ Lucas nhanh trí đập tay cùng bạn mới. 
  • Bất ngờ, bé chuyển sang cười vui vẻ và đề nghị chơi cùng Lucas
  • “Mình có thể chơi cùng bạn không?”
  • Lần này, Lucas đã sẵn sàng chia sẻ và chơi cùng. 

Trường hợp này, mẹ Lucas xoay chuyển tình huống từ tiêu cực sang tích cực. Khi đập tay cùng em bé mới, chị đã thiết lập cảm giác an toàn và gần gũi. Em bé lúc này thoát khỏi thế phòng thủ, sẵn sàng tiếp nhận lời hướng dẫn. Lucas đồng thời nhìn thấy một tấm gương trong việc giao tiếp tích cực và ôn hòa.

Kết quả là em sẵn lòng chia sẻ mà không phải vì gượng ép.

Có lẽ hơn bất kỳ điều gì, hành xử của bạn sẽ trở thành tấm gương phản chiếu cho con. Hy vọng bạn đã nhận được những điều hữu ích từ tình huống bên trên. Lần sau, khi ở sân chơi, nếu bạn gặp hoàn cảnh tương tự, hãy thử trở thành người kết nối thay vì người phán xử, bố mẹ nhé.