Menu
Làm cha mẹ

Kỷ luật tích cực – Tác hại lâu dài của trừng phạt hay nuông chiều

Tiếp theo phần 1, bạn mong đợi con bạn trở thành người thế nào khi trưởng thành. Chúng ta sẽ tìm hiểu sâu về phương pháp kỷ luật tích cực của Tiến sĩ Jane Nelsen. Hai yếu tố căn bản nhất là hãy luôn tử tế và kiên định với trẻ. Đặc biệt không sử dụng trừng phạt vì tác hại lâu dài của nó.

Vì sao là tử tế và kiên định?

Một số bố mẹ luôn tử tế nhưng thiếu kiên định và nhất quán. Việc này khiến bạn nguy cơ trở thành bố mẹ dễ dãi. Một số khác rất nghiêm khắc khiến bạn trở nên độc đoán trong mắt con trẻ.

Một số phương pháp truyền thống sẽ mang thông điệp khác hẳn ý định ban đầu của bố mẹ. Ví dụ cụ thể:

  • Khi bạn đánh đòn, con học được rằng đánh người khác là hành vi chấp nhận được.
  • Khi bạn đe dọa nhưng không thực hiện, có nghĩa là không cần tin những gì bố mẹ nói.
  • Khi bạn dùng phần thưởng, con sẽ làm vì lợi ích mà bỏ qua ý nghĩa của công việc.
  • Khi bạn dùng phương pháp time-out để cách ly trẻ, dẫn đến kháng cự hay nổi loạn do bị xa cách.
  • Khi bạn chọn bảo vệ con mọi lúc, con có thể nghĩ bản thân mình không đủ khả năng để xử lý mọi việc.

Tại sao khi bố mẹ những phương pháp này lại không hiệu quả lâu dài? Dù có thể tác dụng ngay lập tức để có được hành vi mong muốn. Có phải vì bố mẹ sợ rằng nếu không trừng phạt đòn roi con sẽ hư hỏng? Hay ta mong đợi con trẻ sẽ tự kiểm soát hành chính mình? Dù rằng bố mẹ thì không thể kiểm soát nó.

Nếu bạn đã từng dùng những điều trên, và lương tâm bạn lên tiếng. Hãy dừng lại và xin lỗi con. Những đứa trẻ vô cùng khoan dung và độ lượng với bố mẹ mình. Hít thở thật sâu, hạ gối thấp nhìn vào mắt con trẻ. Hãy cho con thấy bạn thật sự tôn trọng và mong được kết nối.

Giờ hãy tìm hiểu tác hại lâu dài của việc “trừng phạt hay bạo lực”.

Vâng, những động lực bên ngoài như phần thưởng hay trừng phạt chỉ hiệu quả ngay thời điểm đó. Tuy nhiên, nó ngăn cản việc xây dựng động lực ” tự thân” bên trong của trẻ. 4 chữ Rs đại diện cho những tác hại lâu dài trong tương lai:

  • Resentment (sự phẫn nộ): ” Thế này thật không công bằng”
  • Rebellion (sự nổi loạn): “Họ không có quyền, Tôi sẽ làm cái tôi muốn”
  • Revenge (sự trả đũa): ” Khi tôi có sức mạnh, tôi sẽ đánh trả”
  • Retreat (sự rút lui):
    • Sự lén lút, giả dối: ” Tôi sẽ không để bắt gặp lần sau”
    • Giảm sút lòng tự trọng của trẻ: ” Tôi là một đứa trẻ tệ hại không đáng được yêu thương”

Hầu hết chúng ta đều hành động và lựa chọn dựa trên trải nghiệm trong quá khứ. Chúng ảnh hưởng đến mọi vấn đề trong cuộc sống dù đôi lúc ta không ý thức được điều đó.

pngtree.com

Kỷ luật tích cực hay cha mẹ tích cực sẽ làm gì?

Nói “không” với trừng phạt, dễ dãi, phần thưởng, time-out, đặc biệt dùng uy quyền lấy đi lợi ích của con trẻ. Đây thật sự là một trải nghiệm tồi tệ khi giật mình nhận ra, ta không khác bố mẹ ta ngày trước.

Kỷ luật tích cực thật sự sẽ không bao giờ là “khiển trách”, “xấu hổ”, hay “đau đớn”. Có rất nhiều phương pháp thay thế để tránh xa bẫy “trừng phạt” và “nuông chiều”.

  • Trò chuyện trở lại với con vào thời điểm khi cả hai đã bình tĩnh.
  • Ghi nhận cảm xúc của con. “Mẹ có thể thấy con đang rất giận/ buồn bã / thất vọng”
  • Họp mặt gia đình dành cho trẻ thiếu niên. Bắt đầu bằng việc chia sẻ cảm nhận, thảo luận và đưa ra giải pháp cùng nhau.
  • Xây dựng tính “tự lực”. Hãy nói “con đã làm rất tốt, hẳn con đã nỗ lực rất nhiều” thay vì “mẹ rất tự hào về con”
  • Học hỏi từ lỗi lầm. Hãy cùng chia sẻ những lỗi lầm và điều gì ta học được từ lỗi lầm ấy.
  • Những cái ôm ấm áp. Điều này sẽ khiến cả hai cảm thấy tốt hơn.
  1. Luôn tử tế và kiên định cùng một lúc: đảm bảo sự tôn trọng và khuyến khích trẻ.
  2. Kết nối trẻ giúp con cảm thấy mình là một phần của gia đình.
  3. Hiệu quả lâu dài thay vì tác dụng tức thời.
  4. Xây dựng giá trị và kỹ năng sống lâu dài cho trẻ.
  5. Giúp trẻ khám phá sức mạnh nội tại và đóng góp cho gia đình và xã hội.

Bây giờ, hãy thử ghi lại những tình huống khó xử mà bạn đã trải qua trong ngày với trẻ. Miêu tả chuyện gì đã xảy ra. Ai đã nói những gì? và ai đã làm điều gì? Kết quả là thế nào. Khi chúng ta nhìn lại những gì đã trải qua, ta sẽ nhìn rõ hơn khi nào quá nghiêm khắc nhưng thiếu tử tế và những lúc ta quá tử tế mà trở nên dễ dãi. Thử tưởng tượng vào thế giới của trẻ, để hiểu xem trẻ đang nghĩ gì, cảm giác thế nào.

Giờ thì ta có thể viết lại tình huống mà bao gồm cả hai yếu tố tử tế và kiên định.

  1. Bắt đầu bằng việc ghi nhận cảm xúc của trẻ
  2. Kiên định với những việc cần phải làm
  3. Khơi gợi những lựa chọn hoặc định hướng cho con.

Hãy bắt đầu thay đổi vì con từ bây giờ, vì đó cũng là thay đổi cho chính mình. Để hành trình lớn lên cùng nhau là hành trình trưởng thành và hạnh phúc!

Mẹ của Tây & Jessie.