Menu
Làm cha mẹ

4 bước đồng hành vượt qua lỗi bị trách phạt và lấy trộm.

Con về nhà thông báo bị trách phạt ở trường, với tâm trạng tồi tệ và giận dữ. Hoặc, bạn phát hiện con ăn lấy trộm từ cửa hàng. Là bố mẹ, ngoài trừng phạt và dạy dỗ, ta có thể làm gì?

Bạn có biết, một trong những giá trị sống tốt đẹp mà ta có thể giúp con phát triển là tính trung thực và tinh thần trách nhiệm.Chúng ta hãy là tấm gương và dựng xây mảnh đất màu mỡ để con được phát triển những đức tính này.

Trong phương pháp kỷ luật tích cực, bố mẹ có thể áp dụng mô hình 4 bước để cùng nhau vượt qua khó khăn cùng trẻ.

Quy trình 4 bước là gì?

  1. Ghi nhận cảm xúc của trẻ. Hãy chắc chắn rằng bố mẹ không dán nhãn hay phán đoán sự việc đã xảy ra. Việc này có thể cắt đứt kết nối, đồng thời mất đi cơ hội biết được sự thực.
  1. Lắng nghe và đặt mình vào hoàn cảnh mà trẻ đang đối mặt. Tìm kiếm sự đồng cảm chân thành từ trái tim. Nói đơn giản, bạn thấy điều trẻ đang thấy, và hiểu điều trẻ đang cảm nhận.
  1. Chia sẻ tình huống hay những ký ức tương tự trong quá khứ. khoảng thời gian mà bạn cảm thấy hoặc hành xử tương tự.
  1. Khơi gợi cho trẻ tập trung vào giải pháp. Hãy hỏi trẻ về giải pháp, hoặc nếu trẻ chưa sẵn sàng, hãy đưa ra lời gợi ý.

Khi trẻ cảm nhận được cảm giác an toàn, được tôn trọng và đầy yêu thương, trẻ sẽ sẵn lòng thử nghiệm giải pháp mới.

Trẻ bị trách phạt ở trường

Bước 1. Ghi nhận cảm xúc.

Thay vì nói “Này, con đã làm gì vậy?”, “Thôi nào, giáo viên không la mắng học sinh vô lý thế đâu”. Hãy thử nói: “Mẹ chắc rằng lúc đó con thấy xấu hổ khi bị mắng”

Bước 2 & 3. Thể hiện sự đồng cảm và chia sẻ trải nghiệm tương tự.

“Mẹ nhớ vào năm lớp 4, mẹ cũng từng bị mắng vì đã làm ồn trong lớp. Mẹ đã rất xấu hổ và tức giận”. “Tất cả những gì con làm là hỏi mượn một cây bút chì. Thật là xấu hổ và quá đáng” “Mẹ hiểu cảm giác này”

Bước 4. Hướng trẻ tập trung vào giải pháp

“Giờ con nghĩ xem, mình có thể làm gì để tránh tình huống này trong tương lai không? “Lần sau, con sẽ mang nhiều hơn một cây bút chì và không phải mượn hay làm ồn lớp”

Khi mẹ và trẻ ở cùng một chiến tuyến, trẻ không còn cảm thấy phải phòng thủ.

Trẻ lấy trộm kẹo từ cửa hàng

Bước 1. Ghi nhận cảm xúc.

Thay vì nói: “Thật hư đốn, sao lại ăn trộm kẹo từ cửa hàng?”. Hãy thử nói: “Mẹ đã biết về việc con lấy kẹo gum từ cửa hàng”

Bước 2. Lắng nghe và đặt mình vào hoàn cảnh mà trẻ đang đối mặt

“Có phải con rất thích ăn kẹo không? Lúc nhỏ mẹ cũng thích, còn hay thổi bong bóng nữa”

Bước 3 – Chia sẻ trải nghiệm tương tự

“Mẹ nhớ một lần học lớp năm, đã đánh cắp cục tẩy từ một cửa hàng; nhưng mẹ biết việc ấy không nên làm và hành động này khiến mẹ áy náy và có lỗi”.

Nếu có thể, đây là cơ hội giúp trẻ hiểu được hậu quả hành động này đến của cuộc sống của chủ cửa hàng liên quan. Đồng thời gợi mở về cảm nhận của trẻ nếu ai đó lấy đồ của trẻ mà chưa được đồng ý.

Bước 4. Hướng trẻ tập trung vào giải pháp

“Vậy con sẽ đến trả kẹo cùng lời xin lỗi, đúng không con?” Nếu con cảm thấy sợ hãi, mẹ có thể đi cùng để giúp đỡ”

Trẻ sẽ ngừng dán nhãn mình là người xấu, gia tăng nhận thức trách nhiệm hành vi bản thân nếu nhận được sự đồng hành tuyệt vời từ bố mẹ.

Việc ta làm không thực sự quan trọng bằng thái độ và cách thức ta thực hiện nó.

Bố mẹ có thể hỏi, “Bạn học được gì từ điều này?” với giọng đầy trách móc và xấu hổ hoặc giọng rất thấu hiểu và quan tâm. Người lớn có thể tạo ra bầu không khí an toàn và đáng tin cậy thay vì xa cách và thù địch.