Menu
Làm cha mẹ / Hỏi và Đáp

Trẻ 4 tuổi nghịch công tắc điện và ném đồ chơi

Câu hỏi: Bé nhà em 48m thường hay nổi giận, đánh mẹ và không làm theo lời khuyên bảo của bố mẹ. Làm thế nào để không trừng phạt hay đánh mắng bé. Ví dụ: bật tắt công tắc điện và ném đồ chơi.


Trả lời (*): Thông thường theo chủ nghĩa hành vi, ta có khuynh hướng sữa chữa hành vi sai trái ngay lập tức bằng phần thưởng , quát mắng hoặc trừng phạt. Việc này có tác dụng tức thời nhưng có thể để lại hậu quả lâu dài về mặt cảm xúc. Đồng thời dẫn đến nguy cơ cắt đứt sợi dây kết nối giữa bố mẹ và con cái. Để tránh được việc này, ta có thể thử áp dụng quy trình sau:

Quy trình Hiểu – Thương – Đồng Hành & Làm Gương

1. Đầu tiên ta cần “hiểu” về tâm lý độ tuổi: con 4 tuổi luôn muốn khẳng định cái tôi, thích nói không làm ngược để có quyền tự quyết việc của mình.
2. Bắt đầu bằng tình “thương” bằng cách thay đổi tâm thế khi nhìn nhận sự việc. Thay vì nỗi sợ con sẽ không ngoan, ta cảm nhận được niềm vui của việc con đi đúng lộ trình trưởng thành.
3. Bố mẹ chọn đồng hành và làm gương bằng việc học và thực hành tăng năng lực làm bố mẹ. Trả lời các câu hỏi sau:
  • Việc con làm có nguy hiểm và gây hại cho con/ người xung quanh hay không?
  • Nếu “không” : để con trải nghiệm thưởng phạt hành vi và lương tâm.  Việc này có thể mất nhiều thời gian nhưng có thể mang lại hiệu quả lâu dài và đồng hành cùng con đến tuổi trưởng thành.
  • Nếu “có “: kiên định từ chối và chấp nhận đồng hành để con trải nghiệm sự thất vọng nhưng đảm bảo luôn yêu thương và kết nối, hỗ trợ con sửa chữa sai lầm nếu có.

Áp dụng cụ thể vào tình huống trong câu hỏi:

     1. Bật tắt công tắt điện:

  • Tình huống nguy hiểm có thể gây hại cho con. Do đó không thể trải nghiệm thưởng phạt hành vi (không để con bị giật) nên ta sẽ phải đảm bảo an toàn.
  • Bố mẹ giới hạn rủi ro bằng cách tách rời trẻ và nguy cơ hiểm nguy: dời phích cắm lên cao, bịt kín các ổ điện để đảm bảo an toàn, dán dấu X và giới thiệu nội quy. Mỗi lần bé đến gần bố mẹ thực hành mẫu không chạm vào nguồn nguy hiểm.
  • Với bé 2 tuổi có thể đóng vai bị giật điện và tránh xa, bé 4 tuổi có thể cùng bé xem hình minh hoạ phỏng điện (hình ảnh dễ hình dung nhưng không gây hoảng sợ)
  • Truyền đạt an toàn mỗi khi sử dụng điện
 và khơi gợi cảm giác đau như chạm vào nước nóng, té đau
.
  • Đáp ứng nhu cầu khám phá của trẻ. Có thể là bộ công tắc đồ chơi – Easy board (lưu ý công tắc hình ngộ nghĩnh khác biệt chỉ riêng con sử dụng)
.
Quan trọng nhất vẫn là nhất quán và trách nhiệm của người trông trẻ. Ta không thể mong đợi đứa trẻ 2 hay 4 tuổi hiểu rõ nguy hiểm như bố mẹ chúng.

      2. Ném đồ chơi:

  • Tình huống không nguy hiểm nên có thể để con trải nghiệm thưởng phạt hành vi.
  • Khi vứt đồ chơi hỏng bé sẽ không có để sử dụng
  • Đồng cảm với con khi đồ chơi đã hỏng, tuyệt đối không phán xét hay chế giễu như “mẹ bảo là, đã thấy chưa”
  • Làm gương và đồng hành bằng việc đề nghị giúp đỡ cùng con sửa chữa và truyền đạt con bài học trân trọng món đồ chơi ấy.
  • Hạn chế mua mới vì nguy cơ bé không thật sự trải nghiệm khi đồ chơi dễ dàng được thay mới.

(*) Câu trả lời dựa trên quan điểm và kinh nghiệm cá nhân, có thể có hoặc không phù hợp và trùng quan điểm về các phương pháp khác). 

Hy vọng bài chia sẻ rõ ràng và hữu ích.