Menu
Làm cha mẹ

Sai lầm bố mẹ cần tránh khi trẻ có em!

Tổn thương con đầu lòng là hiện tượng tâm lý khi con lớn cảm nhận nỗi đau khi trở thành anh chị. Đó có thể là cảm giác thiếu hay giảm đi sự quan tâm thấu hiểu từ bố mẹ. Trong một số tình huống, trẻ có thể cảm thấy bị bỏ mặc, đối xử bất công. Thậm chí chịu nhiều oan ức và so sánh từ người thân bên cạnh. 

1/ Khi trẻ có em, làm sao để tránh tổn thương con đầu lòng: 

Một số bố mẹ thừa nhận bản thân gần như không đánh mắng bé lớn, nhưng việc con bỗng trở nên khó chịu, mè nheo và gây sự chú ý là có thật. Lúc này, bố mẹ cần hết sức nhạy cảm để nhận ra, đồng hành cùng con vượt qua thử thách đầu tiên trong đời. 

Các câu nói quen thuộc của bố mẹ hay người xung quanh có thể là nguyên nhân dẫn đến sự tổn thương ở trẻ, bao gồm:

  • Lời so sánh vu vơ: “con thấy em ngoan không?”
  • Lời dọa nạt nhằm để con trở nên hợp tác: “nếu con không ngoan, ông/bà/bố/mẹ sẽ không yêu con nữa, chỉ yêu em nhỏ thôi”
  • Lời bông đùa vô ý: “Anh chị có em rồi, chuẩn bị ra rìa nhé!”
  • Lời yêu cầu: “Con im lặng cho em ngủ, con ngoan không phiền mẹ”
  • Lời nhận xét dán nhãn: “con lúc này không ngoan, không nghe lời và hay đánh em nữa “

2/ Đâu là dấu hiệu có thể con đã bị tổn thương và không yêu em như mong đợi:

  • Những lần anh chị lớn nổi cáu và đánh em để gây sự chú ý hay thỏa mãn nhu cầu
  • Con bỗng dưng mè nheo ăn vạ và từ chối chăm sóc bản thân dù trước đây đã có thể tự thực hiện
  • Con thường đặt câu hỏi về tình yêu của mẹ, về mẹ yêu ai hơn giữa hai con. 
  • Con giận dỗi và không muốn đến gần mẹ và bảo rằng “con ghét em”
  • Con không muốn chơi cùng em, từ chối mọi sự kết nối với em nhỏ.

3/ Bố mẹ có thể làm gì trong tình huống này?

  • Chuẩn bị tâm lý cho con trước khi em ra đời. Cùng con đồng hành quá trình lớn lên của em bé nhỏ trong bụng mẹ. 
  • Hãy thể hiện tình yêu với con bằng hành động cụ thể không phải lời nói. Trẻ sẽ cảm nhận qua điều chúng ta thực sự làm, thay vì lời chúng ta muốn trẻ hiểu. Hãy dành tặng con một khoảng thời gian riêng trong ngày cùng bé. 
  • Đảm bảo cái ôm ấm áp, khoảnh khắc chơi đùa hay đưa con đi học. Đặc biệt, duy trì tình yêu và quyền lợi trước khi có em: ngủ cùng mẹ, chơi với bố. Tạo ra những hoạt động kết nối 2 con, nhờ con chăm sóc, dỗ dành em nhỏ. Hãy chơi, ăn, ngủ cùng nhau.
  • Khi thấy trẻ có biểu hiện ganh tỵ và tổn thương, hãy chia sẻ và không gắn nhãn định kiến và phán xét.

Bạn có thể nghe bài viết qua podcast: TẠI ĐÂY

Trinh Trương,